Hàng triệu tấn nhựa không được tái chế trên toàn cầu gây ra ô nhiễm môi trường biển, tác động đến hệ sinh thái động vật hoang dã.
Chính quyền Ấn Độ vừa đưa ra lệnh cấm hoàn toàn một số sản phẩm nhựa dùng một lần – một phần của kế hoạch nhằm loại bỏ dần loại vật liệu phổ biến này trên toàn quốc.
Công nhân của một cửa hàng mũ bảo hiểm dán vật liệu thay thế nhựa có thể phân hủy lên kính ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AP
Theo AP, trong giai đoạn đầu, chính phủ Ấn Độ nhằm vào 19 mặt hàng nhựa không quá hữu ích nhưng có khả năng trở thành rác thải cao, theo đó quyết định việc sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, phân phối hoặc bán những sản phẩm này là bất hợp pháp.
Các mặt hàng này đa dạng từ cốc nhựa, ống hút đến que kem. Một số loại túi nhựa dùng một lần cũng sẽ bị loại bỏ dần và thay thế bằng loại dày hơn. Ấn Độ cho biết sẽ lưu ý đến các lựa chọn thay thế cho những sản phẩm nhựa bị cấm: thìa tre, khay trồng cây, que kem bằng gỗ.
Hàng nghìn sản phẩm nhựa khác – chẳng hạn như chai nước hoặc túi đựng đồ ăn vặt- không nằm trong phạm vi điều chỉnh của lệnh cấm. Tuy vậy chính phủ liên bang yêu cầu các nhà sản xuất có trách nhiệm tái chế hoặc thải bỏ chúng sau khi sử dụng.
Các nhà sản xuất nhựa đã kêu gọi chính phủ trì hoãn lệnh cấm, với lý do lạm phát và khả năng mất việc làm tăng cao.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Bhupender Yadav cho biết tại một cuộc họp báo ở New Delhi rằng lệnh cấm đã có hiệu lực trong một năm.
Đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ xem xét lệnh cấm nhựa, nhưng các lần trước đây tập trung vào các khu vực cụ thể, dẫn đến mức độ thành công khác nhau.
Hàng triệu tấn nhựa không được tái chế thải ra trên toàn cầu đang gây ô nhiễm môi trường biển, tác động đến hệ sinh thái động vật hoang dã.
Vào năm 2020, theo cơ quan giám sát ô nhiễm liên bang, Ấn Độ thải ra môi trường hơn 4,1 triệu tấn chất thải nhựa. Theo thống kê của Liên đoàn Phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ, lượng rác thải tính trung bình đầu người mỗi năm tại quốc gia 1,3 tỷ dân này là khoảng 11kg.
Theo kinhtedothi.vn