Hội thảo “Phát triển Du lịch làng nghề: Thực trạng và giải pháp” Hướng đi đúng đắn và phù hợp trong thời kỳ hội nhập

30 lượt xem
Trong khuôn khổ Hội chợ Làng nghề Việt Nam năm 2017, Hội thảo “Phát triển Du lịch làng nghề: Thực trạng và giải pháp” được tổ chức, đã thu hút đông đảo các chuyên gia, đại biểu, nhà báo… tham gia phát biểu và tranh luận
Hội thảo “Phát triển Du lịch làng nghề: Thực trạng và giải pháp” Hướng đi đúng đắn và phù hợp trong thời kỳ hội nhập
Trong khuôn khổ Hội chợ Làng nghề Việt Nam năm 2017, Hội thảo “Phát triển Du lịch làng nghề: Thực trạng và giải pháp” được tổ chức, đã thu hút đông đảo các chuyên gia, đại biểu, nhà báo… tham gia phát biểu và tranh luận.

TNN hiện cả nước có 5.407 làng nghề. Trong đó, số làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay là 1.748. Thu hút khoảng trên 10 triệu lao động. Làng nghề lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống vật thể và phi vật thể, đồng thời góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lưu Duy Dần – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nhấn mạnh: Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch, trong đó có Việt Nam. Việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập, giải quyết nguồn lao động địa phương mà còn là một cách thức để gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Đồng thời, cũng là một phương thức giới thiệu sinh động về mỗi vùng, miền, địa phương trên cả nước trong việc xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế”.

Ông Lưu Duy Dần – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đang trả lời báo chí tạiHội thảo “Phát triển Du lịch làng nghề: Thực trạng và giải pháp”.

Theo TS. Đặng Mai Anh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp: Đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vào đúng hướng là sản phẩm cầu nối trong quá trình của ngành du lịch, là một trong những động lực, sự hấp dẫn trong quảng bá du lịch Việt Nam. Trong thực tế, nhiều làng nghề đã làm được điều này, như: Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, sơn mài Hạ Thái, mây tre đan Phú Vinh, khảm Phú Xuyên…

Trao đổi tại Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Giám đốc TTNC, Bảo tồn, Phát triển gốm Bát Tràng Việt Nam cho biết: Gốm sứ Bát Tràng được hình thành và phát triển cách đây trên 700 năm. Theo số liệu thống kê, hàng năm có trên 10.000 lượt khách quốc tế và trên 50.000 khách du lịch trong nước đến Bát Tràng. Với tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ là 47%, tổng giá trị hàng năm ước đạt trên 200 tỷ đồng. Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của Bát Tràng.

Ông Nguyễn Khắc Lợi, Nguyên Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội cho rằng: Để khai thác phát triển du lịch làng nghề theo hướng bền vững, đảm bảo hiệu quả trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, cần tăng cường hợp tác và khuyến khích các công ty du lịch, các hãng lữ hành trong việc tổ chức các tour tham quan làng nghề truyền thống. Xúc tiến quảng quá, giới thiệu các làng nghề và sản phẩm làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng, Internet, qua các triển lãm, Festival, chú trọng đẩy mạnh các hoạt động phối hợp tại nước ngoài.

Bài và ảnhThái Quang

Chủ đề:
Cùng thể loại
Xem nhiều