Advertisement 1a
VEC tổ chức thành công Ngày hội kết nối giao thương lần thứ 27 – Tạp chí Kinh tế quốc tế

0918618839

VEC tổ chức thành công Ngày hội kết nối giao thương lần thứ 27

Ngày 5/3, tại TP.HCM, CLB doanh nghiệp Việt Nam (VEC) tổ chức Ngày hội kết nối giao thương lần thứ 27 và Tọa đàm cùng chuyên gia, với chủ đề “Nhận định Kinh tế Toàn cầu năm 2023”.

 

Đây là ngày hội kết nối giao thương thường niên kết hợp cùng Hiệp hội ô tô – xe máy – xe đạp Việt Nam (VAMOBA), Viện phát triển sáng chế và đổi mới công nghệ, Hội lương thực – thực phẩm TP.HCM… là dịp tạo điều kiện cho các doanh nhân gặp gỡ, kết nối, quảng bá sản phẩm dịch vụ hàng hóa.

 

Phan Liên


Phó Chủ tịch VAMOBA, kiêm Chủ tịch VEC – ông Phan Liên, phát biểu tại sự kiện.

 

Phát biểu khai mạc, ông Phan Liên – Phó chủ tịch VAMOBA, kiêm chủ tịch VEC mong muốn thông qua sự kiện sẽ là cơ hội kết nối giao thương thêm nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế nhiều hơn nữa; đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, qua đó nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động… ngoài việc chung tay thúc đẩy phát triển kinh tế, VEC còn hướng đến các chương trình thiện nguyện vì cộng đồng; Phó chủ tịch VAMOBA cho biết thêm, trải qua 27 sự kiện kết nối giao thương, VEC đã giúp hàng ngàn doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, hợp tác, ký kết thành công hàng trăm hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp.

 

Tham dự buổi Tọa đàm có ông Vũ Trọng Khang – Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại TP.HCM, ông Hứa Phú Doãn – Phó chủ tịch thường trực Hội thiết bị y tế TP.HCM, ông Nguyễn Thanh Bình – Phó chủ tịch Hiệp hội ô tô – xe máy – xe đạp Việt Nam, ông Bùi Văn Quyền – Nguyên Cục trưởng Cục công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học, hội doanh nhân, doanh nhân thành đạt trong nước và quốc tế.

 

Vec 2


Các chuyên gia chia sẻ thông tin, nhận định tại buổi Tọa đàm.

 

Tại buổi Tọa đàm, ông Bùi Văn Quyền – Nguyên Cục trưởng Cục công tác phía Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định hai vấn đề:

 

Thứ nhất là thị trường: Sắc màu kinh tế toàn cầu 2023 đang đi xuống, rõ ràng chúng ta đang gặp khó khăn về thị trường sau đại dịch Covid-19 và xung đột vũ trang Nga-Ukraine dẫn đến nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy gây nhiều rắc rối và tác động mạnh đến đời sống kinh tế-xã hội của nhiều nước nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.

 

Dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2023, triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức ngấp nghé bờ vực suy thoái đối với nhiều quốc gia. WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng tốc lên mức 2,7% vào năm 2024, nhưng mức tăng này vẫn thấp hơn mức 2,9% đạt được vào năm 2022.

 

Tuy Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời trong phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang gặp không ít khó khăn về tiếp cận thị trường, thị trường không có thì khó phát triển…

 

Thứ hai là về tài chính và tiền tệ: Nhà nước đang điều hành thận trọng, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; điều hành lãi suất, tỉ giá phù hợp với tình hình thị trường. Nhìn chung, các yếu tố như cán cân thanh toán quốc tế, lãi suất VND cao so với USD, lạm phát trong tầm kiểm soát… giúp Việt Nam chủ động để điều hành mục tiêu tỉ giá tương đối ổn định.

 

Vec 4


Đại diện VEC và Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện nhằm xúc tiến giao thương doanh nghiệp hai nước.

 

Theo ông Hứa Phú Doãn – Phó chủ tịch thường trực Hội thiết bị y tế TP.HCM: Nhờ công nghệ thông tin phát triển nên các ngành nói chung và ngành y tế nói riêng phát triển, nhanh, tiết kiệm, hiệu quả và chính xác. Cách mạng công nghiệp 4.0 (AI, Robot, thực tế ảo…) đã dần xóa đi rào cản địa lý, tạo ra mạng lưới y tế không còn giới hạn, hỗ trợ chuyên môn và đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nâng cao chất lượng khám, chăm sóc sức khỏe người dân. Nhận định chung, trong năm 2023, ngành y tế sẽ có bị ảnh hưởng về sản phẩm, dịch vụ nhưng về doanh số thì theo ông là tăng trưởng ổn định.

 

Vec 3


Doanh nghiệp tham dự sự kiện kết nối giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với khách tham quan cùng các chuyên gia kinh tế.

 

Chia sẻ với PV Báo Tri thức & Cuộc sống tại sự kiện, bà Huỳnh Kim Xuyến – chủ tịch Công ty TNHH TM – XNK Hoàng Kim Việt Nam cho biết: “Tôi rất vui khi tham gia sự kiện này, đây là dịp để thương hiệu, sản phẩm của tôi tiếp cận gần hơn, nhanh hơn với đối tác, khách hàng tiềm năng. Tôi hy vọng chương trình ngày càng lớn mạnh hơn để tôi, cũng như doanh nghiệp có điều kiện gặp gỡ, giao lưu và ký kết hợp tác với nhau nhiều hơn nữa trong thời gian tới”.

 

Có thể thấy, thế giới đang phải trải qua một giai đoạn chưa từng có, với hàng loạt các cuộc khủng hoảng chồng chéo, từ những căng thẳng địa chính trị, xung đột, lạm phát gia tăng, gián đoạn nguồn cung, năng lượng, cho tới khủng hoảng biến đổi khí hậu. Những thách thức này tạo ra một môi trường không mấy thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.

 

Ngân hàng Nhà nước sớm có chính sách điều hành tín dụng linh hoạt hơn nữa, sao cho nguồn vốn tín dụng chảy vào khu vực sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, chế biến, chế tạo để tiếp sức cho doanh nghiệp; Xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay đối với sản xuất và tiêu dùng để kích thích nền kinh tế.

 

 

Phạm Giang (SGTT)