Advertisement 1a
Toàn cảnh lễ rước tôn vinh Tổ nghề làng dệt lụa Vạn Phúc – Tạp chí Kinh tế quốc tế

Toàn cảnh lễ rước tôn vinh Tổ nghề làng dệt lụa Vạn Phúc

Sáng 29/10, nhân dân làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) tưng bừng tổ chức Lễ hội rước Tổ nghề làng nghề truyền thống dệt lụa Vạn Phúc, với chủ đề “Cội nguồn văn hoá làng nghề”. Lễ hội nhằm tôn vinh Tổ nghề Ả Lã Đê Nương – người có công lập ấp Vạn Bảo, truyền đức, truyền chữ, truyền nghề cho nhân dân trong làng. Hoạt động này nằm trong chuỗi sự kiện Tuần Văn hoá Du lịch – Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023.

Làng lụa Vạn Phúc có tuổi nghề hơn 1.000 năm, đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất còn duy trì hoạt động đến ngày nay”.

 

Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được nét cổ kính của làng quê với cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, các buổi chợ chiều… Lụa Hà Đông cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa: The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng/Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn…

 

Sắc lụa nghìn năm tại Lễ rước tổ nghề dệt lụa Vạn Phúc
Lãnh đạo UBND quận Hà Đông và UBND phường Vạn Phúc dâng hương Thành hoàng Tổ nghề.

Hiện nay, số người làm nghề tại làng chỉ còn thảng hoặc, nhưng một số gia đình có lịch sử làm nghề lâu đời vẫn còn giữ được khung dệt cổ, mặc dù khung dệt cơ khí hiện đại đang dần thay thế. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng bởi sự mượt mà, hoa văn, mẫu mã phong phú.

Sắc lụa nghìn năm tại Lễ rước tổ nghề dệt lụa Vạn Phúc
Ông Nguyễn Văn Dự, Chủ tịch UBND phường Vạn Phúc đọc diễn văn khai mạc.

Xa xưa, loại lụa này có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam, được chọn để may quốc phục cho các vua chúa phong kiến. Trong hội chợ tại Paris (năm 1932), lụa Vạn Phúc được người Pháp đánh giá là đệ nhất tinh xảo của vùng Đông Dương. Dọc hai bên đường lễ rước đi qua, người dân đứng chờ hàng giờ dưới trời mưa để được chạm tay vào kiệu, với ý niệm sẽ mang về may mắn cho cả năm.

Sắc lụa nghìn năm tại Lễ rước tổ nghề dệt lụa Vạn Phúc
UBND thành phố Hà Nội công nhận Đạo sắc phong tại đình Vạn Phúc.

Kiệu Đức Thành Hoàng – Ả Lã Đê Nương – người có công lập ấp Vạn Bảo, truyền đức, truyền chữ, truyền nghề cho dân. Đoàn rước đưa kiệu đi một vòng quanh làng với ý nghĩa tâm linh là đưa Đức Thành Hoàng “vi hành”. Đi đầu đoàn rước là đội múa lân, theo sau là đội rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được viết tại làng lụa Vạn Phúc vào tháng 12.1946. Rước Bằng di sản nghề văn hoá phi vật thể quốc gia.

Tiếp theo là các khối rước như khối người cao tuổi, cựu chiến binh, nghệ nhân, phụ nữ, thiếu nhi,.,. Các cô gái trẻ mặc áo dài duyên dáng quẩy quang gánh chở lụa trên vai hay chiếc khung cửi cổ được rước trang trọng với một thiếu nữ ngồi bên trong dệt vải…

Theo ban tổ chức, lễ rước bên cạnh việc tôn vinh tổ nghề, còn là cơ hội để làng lụa Vạn Phúc mở ra hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch và hội nhập quốc tế.

Sắc lụa nghìn năm tại Lễ rước tổ nghề dệt lụa Vạn Phúc
Một số hình ảnh tại Lễ rước Tổ nghề làng nghề dệt lụa Vạn Phúc.
Theo langngheviet