Advertisement 1a
Thủ tục Xin cấp phép tổ chức hội thảo Quốc tế – Tạp chí Kinh tế quốc tế

Thủ tục Xin cấp phép tổ chức hội thảo Quốc tế

Tổ chức họp báo, hội nghị, hội thảo là một hoạt động diễn ra thường xuyên của các doanh nghiệp, các tổ chức nhằm quảng bá sản phẩm hoặc lấy, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về một vấn đề liên quan.

Tuy nhiên, việc tổ chức họp báo, hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài (người tổ chức, khách mời, nhà tài trợ có quốc tịch nước ngoài) phải được cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề đó cấp phép thì việc tổ chức hội thảo mới đúng quy định của pháp luật. Nhằm giúp các tổ chức, quý doanh nghiệp tiến hành tổ chức hội thảo một cách hợp pháp ICom Lawyers sẽ giới thiệu quy trình liên quan đến hoạt động cấp phép này để bạn tiện tham khảo. 

Giấy Phép Hội Thảo Quốc Tế

Pháp lý cho các vấn đề liên quan đến hoạt động xin Cấp phép Hội nghị Hội thảo Quốc tế:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Quyết định 06/2020/QĐ-TTg thì Hội nghị, hội thảo quốc tế được xác định nếu có các dấu hiệu sau: Hội nghị, hội thảo có sự tham gia hoặc có nhận tài trợ của nước ngoài (người tham gia với tư cách báo cáo viên hoặc khách mời); Hội nghị, hội thảo do các tổ chức nước ngoài tổ chức (tổ chức nước ngoài phải có hiện diện thương mại tại Việt Nam như văn phòng đại diện hoặc chi nhánh).

– Đơn vị tổ chức gửi hồ sơ xin chủ trương để đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế cho cơ quan của người có thẩm quyền ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến tổ chức.

– Cơ quan, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

Thành phần hồ sơ:

– Công văn xin phép tổ chức tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế

– Đề án tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.

– Văn bản có ý kiến của các cơ quan liên quan trong trường hợp các quy định pháp luật khác có yêu cầu.

– Văn bản đồng ý chủ trương đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (nếu có).

– Chương trình dự kiến.

– Danh sách tham dự…

Nội dung của hội thảo, hội nghị:

Không vi phạm các quy định cấm của Luật báo chí về cung cấp thông tin; Nội dung họp giới thiệu dự án thì phải có phê duyệt dự án; Nội dung họp giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ có điều kiện thì phải có giấy phép kèm theo (Ví dụ: hội thảo tư vấn du học thì phải có giấy phép hoạt động tư vấn du học, hội thảo giới thiệu dược phẩm phải có phiếu công bố dược.

Hình thức tổ chức:

Tổ chức gặp gỡ trực tiếp như tổ chức tại trụ sở đơn vị tổ chức được đặt tại Việt Nam hoặc thuê địa điểm của các đơn vị tổ chức sự kiện; Tổ chức online trực tuyến: gặp gỡ qua các ứng dụng họp trực tuyến như zoom, google meet… hoặc qua livestream của các trang mạng xã hội như zalo, facebook…

  • Xin giấy phép hội thảo nhanh, đúng quy định pháp luật.
  • Liên hệ với đường dây nóng của chuyên viên tư vấn để được tư vấn miễn phí:
  • Hotline: 0935-75-77-99 ; 090.2629.251
  • Email: giayphephoithao@gmail.com
  • Website: www.giayphephoithao.com

Hỗ trợ Miễn phí:

Tư vấn hành lang pháp lý trước khi xin giấy phép;

– Tư vấn điều kiện cấp giấy phép;

– Tư vấn thủ tục xin cấp giấy phép;

–  Hồ sơ, tài liệu chuẩn xin cấp giấy phép;

–  Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.

Trên đây là các hồ sơ cần cung cấp theo yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, thực tế, tùy vào nội dung của từng hội thảo thì đơn vị xin cấp phép phải cung cấp thêm một số giấy tờ để chứng minh tính hợp lệ, hợp pháp của Hội nghị, hội thảo quốc tế này. Ví dụ:

Giấy chứng nhận thành lập của đơn vị tổ chức;
Danh sách người tham dự hội thảo;
Bài nói/ thuyết trình của các báo cáo viên;
Bằng cấp của các báo cáo viên, người phát biểu (nếu có);
Giấy tờ chứng minh nguồn gốc, công dụng của sản phẩm (nếu có);
Giấy tờ chứng minh hàng hóa được phép lưu hành hợp lệ ở Việt Nam (nếu có).