Nào đã hết, có cả những danh hiệu để tôn vinh các ngành nghề khác với những cái danh nghe mà sốc như: “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, “nữ hoàng thực phẩm Việt Nam”…

Rồi đủ loại mỹ từ để gán cho người này, người kia như “thần đồng”, “siêu nhân”, “thiên tài”…

Không ít trong những danh hiệu này chỉ là là danh hão, thậm chí được… mua chứ không chỉ dựa vào năng lực thực sự. Bởi vậy nhiều khi thấy nhảm và nhạt.

Ví như ngày xưa chỉ có cuộc thi hoa hậu do Báo Tiền Phong tổ chức nên người đẹp đăng quang từ cuộc thi này được nhiều người biết đến. Nhưng nay có rất nhiều cuộc thi người đẹp, đôi khi người ta không thể nhớ nổi, làm người xem cũng không còn hào hứng chú ý nhiều. Cũng từ đây rất nhiều các danh hiệu hoa hậu, á hậu, cùng các giải khác nhau được đưa ra để tôn vinh những phụ nữ đẹp. Nếu liệt kê những người có danh trong những cuộc thi kiểu này có thể cần nhiều trang giấy.

Vấn đề là tại sao người ta lại thích danh như vây? Một “ca sĩ mạng” được cho là gây cười cho thiên hạ nhưng từng nổi như cồn một thời gian chiếm hàng triệu lượt xem. Một bà nông dân xứ Bắc với giọng nói đặc trưng vùng miền đã đạt số nhiều triệu lượt đăng ký xem trên kênh youtube do con trai thiết kế. Bởi lẽ cái danh thời nào cũng gắn với lợi. Nhưng chữ danh gắn vào thời công nghệ 4.0, sẽ làm sự lan tỏa danh có thể đem đến nguồn lợi nhanh hơn. Không ngẫu nhiên gì ai bỏ thời giờ để làm những video sốc, độc, lạ thậm chí là “dở hơi” đưa lên mạng cho nhau xem. Thực chất là câu view xem quảng cáo. Càng nhiều người xem, chủ kênh càng được nhiều tiền quảng cáo. Nhiều chương trình ca nhạc rao có ca sĩ ngôi sao đang hot đến biểu diễn. Nhưng khi vé bán hết, thì ban tổ chức lại báo ca sĩ đó bận, được đổi thành ca sĩ khác. Một ngôi sao đang lên đương nhiên sẽ được nhiều hợp đồng quảng cáo và giá hợp đồng của anh ta rất cao. Bởi vậy anh ta cần phải đánh bóng hơn nữa danh tiếng và thương hiệu của mình. Không ít trường hợp khi danh đã nhạt, lại tự gây sốc tên tuổi bằng nhiều trò lố để thu hút dư luận và người xem.

Xem ra người Việt ta cũng rất háo danh nên có người từng bóc mẽ việc “bán các danh hiệu” cho những người, những đơn vị cần danh với giá từ vai trăm triệu tới bạc tỷ. Người ta tự hỏi không biết “cái danh mua” đó tồn tại bao lâu và nó sẽ đem lại nguồn lợi gì cho người mua nó?

Suy cho cùng con người sống trong cộng đồng xã hội cần phải xác định vị trí công việc cũng như giá trị nghề nghiệp của mình, đó đó danh hiệu dựa trên nỗ lực cá nhân (cả tài và và  đức) và những đóng góp cho cộng đồng được mọi người biết đến và tôn vinh thực sự. Những danh hiệu như vậy có sức sống xuyên thời gian, rất khó nhạt phai trong lòng người mến mộ. Ngược lại những danh hiệu được gán cho, tự nghĩ ra hay “tự dán nhãn” cho nhau đôi khi khá ồn ào, vui tai nhưng cũng nhanh chóng tan biến chẳng còn ai biết đến. Bởi vậy “danh” phải gắn với “thực”, nếu danh không gắn với năng lực thực sự của mình thì dễ thành “hữu danh vô thực”.

 

Ngô Quốc Đông
theo Báo Thanh tra